Đa số mọi người đều lo sợ vỏ thực phẩm có chứa hóa chất bảo quản nên thường loại bỏ khi ăn. Nghịch lý là trong một số loại thực phẩm, phần vỏ lại giàu chất dinh dưỡng hơn phần ruột. Bài viết sẽ cung cấp cho độc giả một số loại thực phẩm có phần vỏ giàu chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe.
1. Tôm
Nhắc đến thực phẩm ăn cả vỏ chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tôm. Một số người cho rằng vỏ hải sản chứa nhiều canxi nên rất tốt cho xương khớp. Nhưng thực tế vỏ tôm chứa rất ít canxi. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng không có lợi. Vỏ tôm rất giàu kitin, là một chất có khả năng giảm cholesterol đồng thời hạn chế tình trạng béo phì. Ngoài ra, bên trong vỏ tôm còn có chitosan – một thành phần có khả năng cải thiện huyết áp. Đặc biệt, chitosan có khả năng ngăn chặn sự hấp thu chất béo và tạo cảm giác no, hạn chế sự thèm ăn đối với những người bị thừa cân, béo phì.
2. Cà tím
Vỏ cà tím có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa. Đặc biệt cà càng sẫm màu càng giàu chất chống oxy hóa. Do vậy, các giống cà tím sẽ có nhiều chất dinh dưỡng trong vỏ hơn các giống cà màu trắng. Bạn có thể cảm thấy vỏ của quả cà tím hơi dai. Hãy thử nướng quả cà tím nguyên vỏ và thưởng thức, chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy thất vọng.
3. Đào
Lớp vỏ ngoài của quả đào chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và vitamin. Không chỉ vậy, nó còn có rất nhiều chất xơ. Nhờ vậy, ăn vỏ quả đào có thể giúp giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể. Bạn cũng sẽ nhận được một lượng chất xơ dồi dào, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và phòng tránh táo bón.
4. Khoai tây
Khoai tây là loại thực phẩm không thể thiếu khi nhắc đến thực phẩm ăn cả vỏ. Nhiều người thường gọt bỏ vỏ khoai tây và chỉ ăn phần bên trong. Nhưng thực ra vỏ của củ khoai tây có chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng như vitamin B, vitamin C, kali, canxi và sắt.
5. Quả dưa hấu
Vỏ dưa hấu có một axit amin gọi là citrulline. Nó có thể giúp loại bỏ nitơ trong máu và cũng có thể giúp giảm đau nếu bạn bị đau cơ. Trên thực tế, phần vỏ có nhiều citrulline hơn phần thịt mọng nước. Nếu bạn không muốn ăn sống phần vỏ, có nhiều cách khác để chế biến. Bạn có thể ngâm, ép vỏ dưa hấu để lấy nước hoặc xào như một loại rau.
6. Quả táo
Vỏ táo chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ thích ăn vỏ thực phẩm. Vỏ táo có chứa nhiều vitamin và chất xơ hơn phần ruột quả bên trong. Chất xơ trong vỏ tao rất hữu ích để ngăn chặn sự tích tụ cholesterol trong mạch máu. Ngoài ra, vỏ táo còn có một chất chống oxy hóa gọi là quercetin có thể giúp não và phổi của bạn hoạt động tốt hơn.
7. Quả dưa chuột
Hầu hết các chất dinh dưỡng của dưa chuột nằm ở lớp vỏ ngoài màu xanh đậm. Kali, chất chống oxy hóa và chất xơ là những thành phần chính trong vỏ dưa chuột. Đồng thời, vỏ dưa chuột cũng rất giàu vitamin K, một thành phần thiết yếu giúp hỗ trợ xương và quá trình đông máu. Nhưng nếu quả dưa chuột bạn ăn không phải là loại quả hữu cơ và nó được phủ bởi một lớp sáp dày, bạn nên gọt bỏ vỏ và chỉ ăn phần ruột bên trong.
8. Quả xoài
Cây thường xuân độc có một chất hóa học gọi là urushiol. Đó là nguyên nhân gây ra phát ban ngứa cho hầu hết những người tiếp xúc với cây thường xuân. Vỏ xoài cũng có chứa loại chất hóa học đó. Nếu bạn không bị phát ban do cây thường xuân độc, thì đừng bỏ qua vỏ xoài. Vỏ của xoài chứa đầy chất xơ và nhiều vitamin E, vitamin C, chất chống oxy hóa, polyphenol và carotenoid. Ngoài ra, nó còn có các axit béo không bão hòa đa nối đôi và cả omega-3, omega-6.
9. Kiwi
Kiwi có lớp vỏ hơi dai và chứa nhiều lông. Nhưng đừng để bề ngoài của vỏ quả kiwi ngăn cản bạn thưởng thức nó. Nếu vẫn e ngại, bạn có thể cạo lông tơ của quả kiwi. Vỏ quả kiwi rất giàu chất chống oxy hóa, flavonoid và vitamin C. Trên thực tế, vỏ kiwi có nhiều chất dinh dưỡng hơn phần thịt quả bên trong.
10. Bí ngòi
Vỏ bí ngòi có thể có vị hơi đắng nhưng cực kỳ bổ dưỡng. Bạn sẽ nhận được chất xơ, kali và một số vitamin C khi ăn vỏ bí ngòi. Ngoài ra, nó cũng có rất nhiều chất chống oxy hóa như lutein, carotenoid và zeaxanthin. Bạn có thể dễ dàng chế biến bí ngòi nguyên vỏ thành các món ăn ngon miệng như salad, canh hoặc món xào.
11. Quả chuối
Chuối có vỏ dai và khi ăn có vị đắng. Tuy nhiên, vỏ chuối lại có một số lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nó có kali và chất chống oxy hóa như lutein. Lutein rất tốt cho sức khỏe của mắt. Vỏ chuối cũng có một thành phần gọi là tryptophan, một loại axit amin. Vì vỏ rất dai và có vị đắng nên bạn có thể đun sôi trong vài phút, sau đó cho vào lò nướng để sấy khô rồi dùng làm trà hoặc sinh tố.
12. Quả cam
Vỏ cam có một lượng vitamin C đáng kinh ngạc – gấp đôi lượng vitamin C bên trong quả. Chúng cũng chứa nhiều vitamin B6, canxi, kali, magie và riboflavin (một loại vitamin B). Vỏ cam rất khó tiêu hóa và có thể đắng. Vì vậy, hãy dùng một bàn nạo để chia nhỏ vỏ cam. Bạn có thể dùng vỏ cam cắt nhỏ để trộn salad. Hương vị của vỏ cam cũng rất hợp với socola và kem.
Tuy nhiên, với tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, việc ăn cả lớp vỏ của một số loại rau củ quả chưa chắc đã an toàn, thậm chí còn có khả năng gây hại vì chúng có thể chứa các chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản…Điều quan trọng là bạn phải chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và độ an toàn đã được kiểm chứng. Hãy cẩn trọng đối với bất kỳ loại thực phẩm nào đang sử dụng dù bạn có ăn vỏ hay không để đảm bảo sức khỏe của bản thân và cả gia đình.
Để đăng ký tư vấn tại Droppii, Quý khách vui lòng bấm số
0903613813
hoặc đăng ký tư vấn trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đăng ký tư vấn tự động trên ứng dụng Droppii để quản lý, theo dõi đơn và đặt đơn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd
- Lợi ích sức khỏe của vỏ chuối
- Bạn có nên ăn vỏ chuối không?
- 23 công dụng của vỏ chuối để chăm sóc da, sức khỏe tóc, sơ cứu
Thông tin Kuchen Việt Nam
- Tác dụng của quả nhân sâm Hàn Quốc đối với việc giảm sắc tố da và chống lão hóa thông qua kích hoạt FoxO3a
- Nguyên lý và quy trình bảo quản thực phẩm
- Thực phẩm, rau củ ít calo
- Đánh giá bộ thải độc giảm cân TH Health [Mealtox + Tảo + Diệp lục] có tốt không?
- 20 loại thực phẩm tốt cho trái tim bạn
- Chương trình khuyến mãi dành cho đối tác mới từ PDP Đông Phương