Các loại thực phẩm ăn dặm cho bé 6 tháng

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hồ Thị Anh Thư – Bác sĩ Nhi sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Nha Trang

6 tháng là thời điểm lý tưởng để bé làm quen với các bữa ăn dặm. Các loại thực phẩm ăn dặm nên được giới thiệu trước, từng món một, vài ngày một lần, để xác định xem con bạn có bị dị ứng hay không. Khi trẻ ăn thô, trẻ không nên tiêu thụ quá 28 đến 32 ounce (826 đến 896 ml) sữa công thức mỗi ngày. Trẻ bú mẹ có thể tiếp tục bú theo nhu cầu.

1. Cho bé làm quen với ngũ cốc

Trong thực phẩm ăn dặm cho bé ngũ ngốc là một lựa chọn tốt. Loại ngũ cốc đơn hạt (ví dụ chỉ một loại hạt như bột gạo, yến mạch…) vì cung cấp thêm calo và sắt. Bé thường ăn bột gạo đầu tiên vì được bán rộng rãi và ít có khả năng gây ra phản ứng dị ứng nhất. Ngũ cốc yến mạch là một lựa chọn tốt khác. Các sản phẩm lúa mì (ở dạng ngũ cốc hoặc các loại thực phẩm khác) có thể cho trẻ ăn khi được 6 tháng tuổi.

Nên đọc:  16 loại thực phẩm có nhiều Niacin (Vitamin B3)

Ngũ cốc có thể thêm sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước. Bột ban đầu nên loãng và đặc hơn theo thời gian. Ban đầu nên cho trẻ ăn ngũ cốc bằng thìa với lượng nhỏ (một thìa cà phê [5mL]) khi kết thúc bú mẹ hoặc bú bình. Cho trẻ ăn bằng thìa giúp phát triển khả năng phối hợp cử động miệng và nuốt của trẻ cũng như tăng cường khả năng phát âm sau này. Tăng dần lượng ngũ cốc lên hai muỗng canh (30mL) hai đến ba lần mỗi ngày khi trẻ 8 đến 10 tháng tuổi và bốn lần mỗi ngày khi trẻ 12 tháng tuổi.

Nếu con bạn từ chối hoặc tỏ ra không hứng thú với ngũ cốc, hãy thử lại vào ngày hôm sau bằng cách sử dụng hỗn hợp loãng hơn. Không nên cho ngũ cốc vào bình trừ khi người tư vấn tư vấn đó là phương pháp làm đặc sữa trong được tư vấn trào ngược dạ dày thực quản (GER). Cho trẻ ăn ngũ cốc trong bình có thể làm con bạn không tập ăn bằng thìa.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn trẻ ngủ suốt đêm. Tuy nhiên, không có dữ liệu cho thấy việc cho trẻ dưới 4 đến 6 tháng tuổi ăn ngũ cốc giúp trẻ ngủ ngon hơn.

2. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến một thành phần, bao gồm thịt, rau và trái cây, nên được giới thiệu từng loại một, vài ngày một lần. Nếu con bạn không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của phản ứng dị ứng, có thể cho thêm thức ăn thứ hai. Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng thực phẩm bao gồm mề đay, phù mặt, nôn ói, tiêu chảy, ho, thở khò khè, khó thở, mệt hoặc da xanh xao.

Nên đọc:  Khi mang thai cần tránh dùng thực phẩm gì?

Mục đích khi bắt đầu ăn dặm là cho trẻ tiếp xúc với hương vị và kết cấu mới của thức ăn. Vì thế nên để con ăn từng chút một và chú ý tới kết cấu của đồ ăn, tránh làm con bị sặc hoặc hóc.

Sử dụng thực phẩm ăn dặm cho bé đã được chế biến sẵn

Sử dụng thực phẩm ăn dặm cho bé đã được chế biến sẵn

Khi trẻ được 8 tháng tuổi, trẻ nên ăn 2 đến 3 muỗng canh (tablespoons) trái cây và rau hai lần mỗi ngày. Thức ăn dặm đầu tiên nên được xay nhuyễn, chỉ chứa một thành phần và không được chứa gia vị (muối, đường). Vitamin C (còn được gọi là axit ascorbic) thường được thêm vào thức ăn chế biến sẵn trên thị trường.

Sau khi trẻ ăn tốt thức ăn dặm ban đầu, thức ăn nên được xay hoặc rây và không được thêm gia vị (muối, đường). Thực phẩm kết hợp có thể cho trẻ ăn sau khi trẻ dung nạp được thực phẩm riêng lẻ. Khi dung nạp được bột loãng, thức ăn có thể được làm đặc hơn. Tiếp theo đó là sự kết hợp của nhiều loại thức ăn, một số loại có kết cấu để khuyến khích trẻ nhai. Một số thực phẩm có thể có ít cay, tuy nhiên không thêm muối hoặc đường.

3. Các vấn đề an toàn với thực phẩm được chế biến sẵn

Đối với thực phẩm ăn dặm trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý với các vấn đề bảo quản sau:

  • Sau khi mở lọ hoặc hộp đựng thức ăn, hãy cất giữ cẩn thận để tránh hư hỏng.
  • Theo hầu hết các nhà sản xuất, thực phẩm được đóng lọ sau khi đã mở nắp hai đến ba ngày, cần phải bỏ đi.
  • Thức ăn trong lọ có thể để ở nhiệt độ lạnh, nhiệt độ phòng hoặc ấm.

Bạn có thể chọn tự chế biến thức ăn cho trẻ vì nhiều lý do (ví dụ: độ tươi, sự đa dạng và kết cấu, giá thành, tránh chất bảo quản, v.v.). Điều quan trọng là phải cẩn thận khi chuẩn bị một số loại thực phẩm ở nhà. Không nên cho trẻ dưới bốn tháng tuổi ăn rau bina, củ cải đường, đậu xanh, bí và cà rốt chế biến tại nhà, vì chúng có thể chứa đủ một chất hóa học (nitrat) gây ra tình trạng làm giảm lượng oxy trong máu (methemoglobin).Khi con bạn có khả năng tự ăn, bé có thể ăn nhiều loại thức ăn “người lớn”, bao gồm thức ăn mềm, thái nhỏ. Thực phẩm có nguy cơ gây nghẹt thở không được khuyến khích dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi. Những thực phẩm này bao gồm xúc xích, đậu phộng, các loại hạt, nho, nho khô, cà rốt sống, bỏng ngô và kẹo tròn.Nên cho trẻ uống nước hoa quả khi trẻ trên 12 tháng tuổi. Trước 12 tháng tuổi, trẻ không cần thiết dùng nước hoa quả.

4. Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ

4.1. Sắt

Thiếu sắt là tình trạng thiếu chất dinh dưỡng phổ biến nhất. Lượng sắt cần thiết phụ thuộc vào tuổi thai và cân nặng sơ sinh của con bạn.

Trẻ sinh non rất nhẹ cân và có nguy cơ bị thiếu sắt cần được bổ sung sắt (dưới dạng giọt vitamin tổng hợp) bắt đầu từ một tháng tuổi và tiếp tục cho đến khi con bạn được ít nhất 12 tháng tuổi.

Trẻ sinh đủ tháng uống sữa công thức thường không cần bổ sung thêm sắt. Sau 6 tháng tuổi, trẻ bú mẹ đủ tháng có thể không nhận đủ lượng sắt chỉ từ sữa mẹ. Tại thời điểm này, một số hình thức bổ sung sắt (ví dụ: ngũ cốc tăng cường chất sắt cho trẻ) rất cần thiết. Trung bình, hai cữ ngũ cốc tăng cường chất sắt một ngày (60gr ngũ cốc khô mỗi cữ) là đủ để đáp ứng nhu cầu sắt hàng ngày của trẻ. Có thể cung cấp thêm sắt (dưới dạng giọt vitamin tổng hợp) nếu trẻ không tiêu thụ đủ lượng ngũ cốc tăng cường chất sắt.

Sau khi ăn, ít nhất một lần mỗi ngày, trẻ nên ăn thực phẩm giàu vitamin C (ví dụ, trái cây họ cam quýt và nước trái cây, dâu tây, cà chua và rau xanh đậm) để thúc đẩy hấp thụ sắt từ thực phẩm giàu sắt như thịt xay.

Thực phẩm giàu vitamin C có thể kết hợp với thực phẩm ăn dặm cho bé

Thực phẩm giàu vitamin C có thể kết hợp với thực phẩm ăn dặm cho bé

4.2. Florua

Florua là một khoáng chất thường được tìm thấy trong nước uống. Florua có thể làm giảm nguy cơ trẻ bị sâu răng. Tuy nhiên, không phải tất cả nước uống đều chứa đủ lượng florua. Nên bổ sung florua cho trẻ em từ sáu tháng đến ba tuổi nếu mức florua trong nguồn cấp nước địa phương thấp.

4.3. Vitamin B12

Cơ thể cần nguồn vitamin B12 để duy trì các tế bào máu, thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm duy nhất cung cấp vitamin B12. Hàm lượng vitamin B12 thấp có thể dẫn đến thiếu máu, chậm phát triển và các vấn đề khác.

Thuốc bổ sung vitamin tổng hợp, bao gồm B12 được khuyên dùng cho trẻ bú mẹ và các bà mẹ ăn chay nghiêm ngặt hay gia đình cho trẻ ăn chay. Vitamin B12 có trong hầu hết các loại thuốc vitamin cho trẻ, hầu hết các loại ngũ cốc ăn liền, các sản phẩm thay thế thịt và một số lựa chọn thay thế sữa. Sữa đậu nành là nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào cho trẻ.

4.4. Vitamin D

Cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi và phốt pho, là những khoáng chất cần thiết cho sự hình thành của xương. Lượng vitamin D không đủ ở trẻ em có thể dẫn đến bệnh còi xương, khiến xương mỏng manh và dễ gãy.

Tất cả trẻ sơ sinh, bao gồm cả trẻ bú mẹ hoặc bú bình, nên được bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày, bắt đầu từ những ngày sau sinh. Vitamin D có trong hầu hết các loại thuốc nhỏ vitamin cho trẻ.

Bên cạnh các chất trên, cha mẹ cũng cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1,… để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Đừng quên thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Texas Childrens Hospital Pediatric Nutrition Reference Guide, 12th ed, Beaver B, Carvalho-Salemi J, Hastings E, et al (Eds), Texas Childrens Hospital, Houston, TX 2019.
  2. Greer FR, Shannon M, American Academy of Pediatrics Committee on Nutrition, American Academy of Pediatrics Committee on Environmental Health. Infant methemoglobinemia: the role of dietary nitrate in food and water. Pediatrics 2005; 116:784.
  3. American Academy of Pediatrics Committee on Nutrition. Complementary feeding. In: Pediatric Nutrition, 8th ed, Kleinman RE, Greer FR (Eds), American Academy of Pediatrics, Itasca, IL 2019. p.163.
  4. Clark MB, Slayton RL, Section on Oral Health. Fluoride use in caries prevention in the primary care setting. Pediatrics 2014; 134:626.
  5. Misra M, Pacaud D, Petryk A, et al. Vitamin D deficiency in children and its management: review of current knowledge and recommendations. Pediatrics 2008; 122:398.

XEM THÊM:

  • Công dụng thuốc Calcido
  • Công dụng thuốc Vsicelo
  • Trẻ ngủ ít, chậm tăng cân hay quấy khóc có phải do nanh sữa?

Bài viết lấy nguồn từ Vinmec

Thông tin Kuchen Việt Nam

  • Hà Nội: Số 136, đường Cổ Linh, Q. Long Biên, Hà Nội
  • Nghệ An: Kuchen Building, đại lộ Lê nin, xã Nghi Phú, Thành phố Vinh
  • HCM: Lô A1_11 đường D5, KDC Phú Nhuận, phường Phước Long B, TP Thủ Đức
  • Điện thoại hỗ trợ: 0903 613 813
  • Website: kuchenvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *