Bất kỳ một loại hoạt chất nào có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe cũng đều khiến cho chúng ta muốn bổ sung vào cơ thể. Chất diệp lục cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, những ai không nên uống diệp lục cũng là vấn đề rất quan trọng không nên bỏ qua trước khi dùng. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin cần biết về khái niệm chất diệp lục là gì? Có tác dụng gì đối với sức khỏe con người và những ai nên hay không nên sử dụng chất diệp lục. Cùng bắt đầu tìm hiểu thôi nào.
Chất diệp lục là gì?
Diệp lục là cái tên có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa xanh lá. Vì thế nó được ví như máu của cây và là thành phần không thể thiếu với quá trình quang hợp của cây, giúp chuyển giao ánh sáng mặt trời hấp thu được thành dạng năng lượng để nuôi dưỡng cây.
Hiểu một cách đơn giản thì diệp lục chính là sắc tố làm cho cây có màu xanh. Mọi loài thực vật đều dùng chất diệp lục và ánh sáng mặt trời để có dinh dưỡng cho quá trình phát triển của mình.
Gần đây mọi người thường truyền tai nhau về một loại nước uống diệp lục, nghe cái tên này chắc chắn mọi người sẽ liên tưởng ngay đến một loại chất được tiết ra từ lá cây. Và chất diệp lục cũng có liên quan nhất định tương tự như hoạt động quang hợp của lá cây. Chúng ta thường chỉ nghĩ diệp lục có trong sự hấp thụ ánh sáng, nhưng thực chất nó có cả trong thức ăn hằng ngày.
Chất diệp lục tan được trong chất béo, có thể hấp thu tốt. Chúng ta có thể dùng chúng trong bữa ăn với một ít chất béo.
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi thì các loại nước diệp lục cũng như những loại sản phẩm có chứa chất diệp lục sẽ được tạo thành từ hỗn hợp bán tổng hợp chlorophyllin.
Nhờ sự phát minh này mà chúng ta có thể hòa tan trực tiếp diệp lục ngay trong nước mà không cần phải dùng chung với chất béo.
Xem thêm: Tìm hiểu về Diệp lục TH Health – Chlorophyll UIE PLUS
Những công dụng và lợi ích của chất diệp lục với cơ thể con người
Ngăn ngừa ung thư
Công bố từ nghiên cứu của Tạp chí Carcinogenesis along with Food and Chemical Toxicology cho thấy trong chất diệp lục có chứa các chất có khả năng ức chế tác nhân gây ung thư. Ngoài ra, nghiên cứu của Đại học bang Oregon (Mỹ) cũng chỉ ra rằng chất diệp lục còn giúp cơ thể có khả năng chống lại một số loại bệnh ung thư.
Ngoài ra, chất lỏng màu xanh lá mang tên diệp lục còn có thể giúp cơ thể tránh được những độc tố có trong môi trường (nhất là thuốc trừ sâu, ô nhiễm không khí) và thành phần của cây nấm độc. Không những thế, diệp lục còn có thể phá hủy hóa chất gây tổn hại đến DNA mang tên procarcinogens.
Đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể
Trong số các nguyên liệu tự nhiên thì diệp lục được xếp vào hàng đầu bảng về khả năng làm sạch cơ thể. Theo Health, hợp chất này được liên kết với vai trò loại bỏ kim loại nặng ra khỏi cơ thể, nhất là thủy ngân và chì.
Chống viêm nhiễm
Chất diệp lục chứa chất oxy hóa cao nên có thể chống viêm hiệu quả. Có thể tìm thấy trong diệp lục nguồn vitamin A, C, E phong phú và đây đều là những chất có tác dụng giảm viêm. Mặt khác, với khả năng chống oxy hóa cao, diệp lục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại những tổn hại DNA trong cơ thể.
Một số công dụng khác
Ngoài những lợi ích căn bản trên đây, diệp lục còn là chất có nhiều công dụng khác với cơ thể như:
– Giúp cân bằng độ pH: bổ sung chất diệp lục cho cơ thể có thể làm giảm lượng acid từ đó cân bằng độ pH và ngăn ngừa một vài bệnh lý.
– Cung cấp chất chống oxy hóa: do có tính chống oxy hóa mạnh nên diệp lục có khả năng bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi các gốc tự do nhờ đó làm cho quá trình lão hóa bị chậm lại.
Lưu ý quan trọng trước khi dùng chất diệp lục bạn nên biết
Tác dụng phụ có thể xảy ra
Về cơ bản, diệp lục là hợp chất tự nhiên tương đối an toàn đối với cơ thể. Một số trường hợp dùng diệp lục (rất hiếm) có thể gặp các tác dụng phụ như:
– Vấn đề về tiêu hóa: đi ngoài phân màu đen, xanh lá cây hoặc vàng nên dễ nhầm với xuất huyết đường tiêu hóa; tiêu chảy;…
– Bôi chất diệp lục lên da có thể gây ngứa rát.
Trường hợp đối tượng sử dụng diệp lục là phụ nữ cho con bú và thai phụ, hiện vẫn chưa có nghiên cứu về tác dụng phụ do sử dụng diệp lục. Mặt khác, diệp lục cũng có thể gây ra một vài tương tác với các loại thuốc mà bạn đang dùng. Vì thế, để thận trọng, tốt nhất trước khi dùng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.
Cách sử dụng diệp lục
Diệp lục hiện được bán ở rất nhiều cửa hàng thuốc, thực phẩm tự nhiên, thực phẩm sức khỏe,… Do là thực phẩm bổ sung nên diệp lục được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: thuốc xịt, thuốc mỡ, viên nang,… Khuyến cáo từ Đại học bang Oregon cho biết, liều trung bình của chất diệp lục bổ sung nên trong khoảng 100 – 300mg mỗi ngày, chia thành 3 lần.
Nguồn bổ sung diệp lục tốt nhất nên sử dụng là các loại thực phẩm tươi xanh như: đậu xanh, mùi tây, rau bina, lúa mì, đậu Hà Lan, tỏi tây,… Các nhà khoa học của Đại học bang Oregon cũng cho biết, trong mỗi chén rau bina sống có tới khoảng 24mg diệp lục, mỗi cốc rau mùi tây có chứa khoảng 19 mg. Ngoài ra, măng tây hay bông cải xanh tuy bên ngoài màu xanh nhưng bên trong lại có màu trắng nên hàm lượng diệp lục tương đối nhỏ.
Ai không nên dùng diệp lục?
Diệp lục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Mặt khác loại chất này cũng không kén người dùng. Tuy nhiên, như đã nói đến ở trên, các chuyên gia y tế cũng chưa chứng minh được nước diệp lục khi dùng cho người đang cho con bú và thai phụ có gây ra ảnh hưởng gì không nên tốt nhất, để đảm bảo an toàn thì nhóm đối tượng này không nên dùng diệp lục.
Ngoài ra, hoạt chất diệp lục vẫn có phản ứng với một số các thành phần có trong thuốc kê đơn. Vì thế, nếu đang dùng một số loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc điều trị cholesterol, thuốc huyết áp,… thì trong thời gian dùng thuốc không nên bổ sung chế phẩm có thành phần diệp lục.
Những nội dung được chia sẻ trên đây hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng diệp lục. Nếu bạn đang có nhu cầu bổ sung hoạt chất này, hãy chắt lọc thông tin và lựa chọn địa chỉ cung cấp sản phẩm làm từ diệp lục uy tín để vừa phát huy được công dụng cho sức khỏe vừa tránh được những hệ lụy đáng tiếc.
- Tác dụng của quả nhân sâm Hàn Quốc đối với việc giảm sắc tố da và chống lão hóa thông qua kích hoạt FoxO3a
- Khuyến mãi Trung Nhân tháng 5: đông trùng hạ thảo và mật ong tây bắc
- Các loại thực phẩm nên tránh khi mang thai
- Phenylalanine: Lợi ích, tác dụng phụ và nguồn thực phẩm
- Khuyến mãi TH Health khởi động 90 ngày tốc chiến
- Nhiệt độ nấu phù hợp cho từng loại thực phẩm