Cỏ linh lăng có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng nên được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh lý, trong đó, tiêu biểu là giúp giảm cholesterol máu, chống oxy hóa, phòng bệnh tiểu đường và các triệu chứng của mãn kinh. Vậy cỏ linh lăng là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn nhé.
1. Linh lăng là cây gì?
Linh lăng có tên tiếng anh là alfalfa, tên khoa học là medicago sativa, được dùng để chữa nhiều loại bệnh lý khác nhau như các bệnh về thận, bàng quang và tuyến tiền liệt, cũng như hỗ trợ việc tiểu tiện, bệnh tăng cholesterol, hen suyễn, viêm khớp, bệnh tiểu đường, rối loạn dạ dày, xuất huyết giảm tiểu cầu.
Chiết xuất từ linh lăng hương được sử dụng trong các món nướng, đồ uống và các loại thực phẩm chế biến sẵn. Thành phần của cỏ linh lăng chứa nhiều chất diệp lục, beta carotene, chất saponin, chất xơ, vitamin A, C, E, K4, các khoáng chất như canxi, kali, photpho, sắt. Các thành phần được sử dụng để điều trị bệnh gồm hạt, mầm cỏ, lá linh lăng.
2. Hàm lượng dinh dưỡng của cỏ linh lăng
Hạt và lá linh lăng chứa nhiều vitamin K, vitamin C, đồng, mangan, folate, mầm cỏ linh lăng thường được sử dụng nhờ ưu điểm hàm lượng dinh dưỡng cao trong khi chỉ chứa rất ít calo.
Trong 1 chén (chứa 33gram) mầm cỏ linh lăng chứa tới 1g protein, 1g carbs, các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học cao như saponin, coumarin, flavonoid, phytosterol, phytoestrogen và alkaloids, trong khi chỉ chứa 8 calo.
Cỏ linh lăng có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng nên được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh lý
3. Cỏ linh lăng có tác dụng gì?
Cỏ linh lăng (Alfalfa) là một loại thảo dược với rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Người ta thường dùng lá, hạt và mầm cỏ để làm thuốc… cụ thể cỏ linh lăng có tác dụng như sau:
Giảm cholesterol:
Các nghiên cứu trên các loài khỉ, thỏ, chuột đã chứng minh rằng cỏ linh lăng thực sự có tác dụng làm giảm cholesterol máu. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã tiến hành trên 15 tình nguyện viên cho thấy sau 2 tháng tham gia thử nghiệm tiêu thụ 40g hạt cỏ linh lăng 3 lần/ngày, lượng cholesterol xấu trong máu của họ đã giảm xuống 18%. Điều này là nhờ thành phần saponin – hợp chất thực vật có khả năng làm giảm mức cholesterol có trong cây linh lăng.
Phòng bệnh tiểu đường:
Cỏ linh lăng có tác dụng kiểm soát đường huyết, điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu trên loài chuột, họ phát hiện cỏ linh lăng làm tăng giải phóng insulin từ tuyến tụy, từ đó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn.
Giảm triệu chứng mãn kinh:
Mần cỏ linh lăng chứa nhiều phytoestrogen, có nhiều tính chất hóa học tương tự estrogen nên khi sử dụng có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu ở tuổi mãn kinh.
Chống oxy hóa:
Cỏ linh lăng còn giúp tăng khả năng chống lại các gốc tự do, điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu trên loài chuột, cỏ linh lăng đã làm giảm tổn thương do tai biến mạch máu não hoặc chấn thương não.
Ngoài ra, cỏ linh lăng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như điều trị viêm khớp, huyết áp cao và sỏi thận.
4. Tác dụng phụ của cỏ linh lăng
Trong thời gian sử dụng cỏ linh lăng để điều trị bệnh, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ, trong đó phổ biến nhất là tăng huyết áp, nhạy cảm với ánh sáng, các triệu chứng tương tự bệnh lupus, rối loạn đông máu.
Giảm triệu chứng mãn kinh là tác dụng của cỏ linh lăng
5. Cỏ linh lăng được bào chế dưới dạng nào?
Cỏ linh lăng được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên nang, thuốc bột, rau mầm, các loại trà. Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của linh lăng với cơ thể. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ và chọn mua các sản phẩm từ nhà sản xuất uy tín để đảm bảo sử dụng an toàn.
6. Đối tượng chống chỉ định dùng cỏ linh lăng điều trị bệnh
Cỏ linh lăng được chống chỉ định cho các đối tượng sau:
- Người bị dị ứng với thành phần của cỏ linh lăng
- Phụ nữ mang thai vì gây kích thích co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai
- Người đang dùng thuốc chống đông máu vì thành phần vitamin K có trong cỏ linh lăng có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chống đông như warfarin hoặc kéo dài thời gian chảy máu.
- Người mắc bệnh tự miễn vì cỏ linh lăng có chứa axit amin 1-alanine gây kích thích miễn dịch, làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh
- Người bị suy giảm miễn dịch vì mầm hạt linh lăng cần điều kiện độ ẩm tốt để nảy mầm, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Việc ăn phải mầm cỏ nhiễm khuẩn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng đối với người có hệ miễn dịch yếu.
- Cây tầm ma, cây mùi tây vì có thể gây đông máu và tắc nghẽn mạch máu.
Thận trọng khi sử dụng với các thuốc điều trị tiểu đường (gây hạ đường huyết), thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone
7. Cách trồng mầm cỏ linh lăng tại nhà
Đầu tiên, bạn cần cho 2 muỗng canh hạt cỏ linh lăng vào cái bát, đổ nước lạnh với lượng gấp 2 – 3 lần lượng hạt, ngâm trong 8 – 12 giờ. Sau ngâm, rửa sạch hạt giống, gieo hạt vào nồi hoặc khay. Sau khi đã gieo hạt, bạn cần tưới nước sạch xấp xỉ mặt hạt, ngâm 15 phút, rồi đổ nước ra thật nhanh.
Bảo quản khay hạt ở nơi không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ phòng, trong thời gian 3 ngày. Lưu ý, trong thời gian này, nên thay nước 6 – 8 giờ/lần để đảm bảo rau không bị úng, thối, có lăng quăng. Vào ngày thứ 4 thì di chuyển khay rau mầm đến nơi có ánh sáng mặt trời để cây có thể quang hợp, sau 5 – 6 ngày là có thể thu hoạch.
Cỏ linh lăng có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng nên được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh lý. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ thì người bệnh cần nhờ sự tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn.
- Tác dụng của quả nhân sâm Hàn Quốc đối với việc giảm sắc tố da và chống lão hóa thông qua kích hoạt FoxO3a
- 10 thực phẩm có tác dụng giảm đau
- Droppii: Giải pháp công nghệ cho cá nhân kinh doanh online
- Thực phẩm hỗ trợ phục hồi gan nhiễm mỡ
- Sau khi chơi thể thao cần tránh ăn những thực phẩm gì?
- 8 loại thực phẩm làm giảm mức Testosterone