Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn – Bác sĩ Nhi – Sơ Sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Nha Trang
Bố mẹ nên tạo chế độ ăn uống lành mạnh cho con ngay từ khi còn nhỏ để bé có hệ miễn dịch mạnh mẽ, chống lại nhiễm trùng. Cha mẹ nên thử đa dạng các công thức nấu ăn mới với những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và giúp trẻ ăn ngon miệng mỗi ngày.
1. Các loại quả hạch
Đây được xem là những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ tốt vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Quả hạch là một nguồn cung cấp dồi dào khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa và axit béo omega. Các loại hạt khác nhau mang lại nhiều lợi ích cũng như hương vị khác nhau vì vậy, bạn nên cho trẻ ăn đa dạng các loại hạt như: quả óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân,…
Cách cho trẻ ăn: Nên dùng quả hạch ở dạng bột hoặc dạng ngâm cho trẻ nhỏ. Đối với trẻ lớn hơn 3 tuổi, bạn có thể cho trẻ ăn nguyên hạt/ hạt giã nhỏ hoặc chế biến các thanh chocolate hạt đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì các loại hạt có thể gây nguy cơ nghẹt thở. Ngoài ra, cần tham khảo ý kiến người tư vấn trong trường hợp con bạn có dấu hiệu phản ứng dị ứng với các loại hạt.
2. Phô mai
Phô mai là món ăn mà nhiều trẻ em yêu thích cũng là một trong những thực phẩm tăng cường miễn dịch cho trẻ do chứa nhiều kẽm. Kẽm sản xuất các kháng thể để chống lại nhiễm trùng rất hiệu quả. Bạn có thể cho trẻ ăn phô mai nhưng hãy đảm bảo rằng không chọn phô mai đã qua chế biến.
Cách cho trẻ ăn: Phô mai có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm, bao gồm khoai tây nướng, bánh mì sandwich,… Trẻ em cũng thường thích nui và mì ống nên bạn có thể làm món này thêm phô mai cho con mình.
3. Nấm
Các loại nấm cũng chứa nhiều kẽm giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Hơn thế nữa, nấm cũng có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ ăn, bạn phải hỏi ý kiến người tư vấn vì nấm là loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng.
Cách cho trẻ ăn: Có nhiều biến thể với món nấm, hãy thử nghiệm với cà ri, mì ống,… Nấm cuộn với các loại rau khác cũng là một món ăn nhẹ tốt và bổ dưỡng cho buổi tối.
4. Cà rốt
Loại quả có màu đỏ cam tươi này chứa nhiều beta carotene – một chất dinh dưỡng giúp cơ thể chuyển hóa thành Vitamin A. Nhờ đó, lớp màng nhầy của cơ thể cũng được thúc đẩy, khiến vi khuẩn khó tấn công hơn. Do đó, cà rốt là lựa chọn tuyệt vời để tăng miễn dịch cho trẻ em và bảo vệ con bạn không bị mắc các bệnh nhiễm trùng hàng ngày.
Cách cho trẻ ăn: Nếu con bạn mới bắt đầu tập ăn dặm, bạn có thể cho trẻ ăn bí đỏ cà rốt nghiền. Đối với những trẻ lớn hơn, bạn có thể thử công thức làm bánh cà rốt halwa của Ấn Độ. Trẻ cũng có thể ăn cà rốt sống như một món ăn nhẹ, sau khi đã rửa sạch và cắt lát.
5. Các loại quả mọng
Dâu tây, dâu đen và việt quất,… là một nguồn cung cấp vitamin dồi dào, tăng miễn dịch cho trẻ em mới biết đi. Mặc dù không nhiều trẻ bị dị ứng với quả mọng nhưng trường hợp này vẫn có thể xảy ra. Phụ huynh nên để ý các triệu chứng như phát ban trên da, nôn mửa, tiêu chảy hoặc sưng mặt khi cho bé ăn các loại quả nay.
Cách cho trẻ ăn: Quả mọng có thể chế biến thành nhiều món sinh tố ngon, hoặc ăn kèm với yến mạch và các loại trái cây khác.
6. Gừng
Gừng là một loại thực phẩm tuyệt vời, có thể bảo vệ trẻ khỏi bị cảm lạnh khó chịu. Đây cũng là một trong những chất tăng cường miễn dịch tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi khi thời tiết thay đổi.
Cách cho trẻ ăn: Gừng có thể được thêm vào các loại thực phẩm khác nhau để tăng thêm hương vị và tăng cường sức khỏe. Bạn có thể tạo hương vị nhẹ cho các công thức nấu ăn của mình với gừng, ví dụ như thêm gừng vào cháo.
7. Tỏi
Thực phẩm này có khả năng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm. Tỏi cũng kích thích các tế bào của hệ miễn dịch để tăng sản xuất kháng thể, hay nói cách khác là tăng miễn dịch cho trẻ em.
Cách cho trẻ ăn: Thêm 1 – 2 nhánh tỏi vào thức ăn khi chế biến để vừa tăng thêm hương vị, vừa có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì tỏi có hương vị rất mạnh. Một số bà nội trợ cũng thêm tép tỏi luộc vào sữa và cho trẻ bú trước khi đi ngủ.
8. Đu đủ
Được xem là một siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe tổng thể và khả năng miễn dịch của bé, đu đủ rất giàu kali, folate và vitamin, giúp điều chỉnh khả năng miễn dịch của con bạn.
Cách cho trẻ ăn: Đu đủ là một loại trái cây tuyệt vời, trước tiên bạn nên cho bé ăn ở dạng xay nhuyễn (sinh tố đu đủ), sau đó là ở dạng cắt lát.
9. Nghệ
Kệ gia vị trong căn bếp của bạn không thiếu những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ một cách tự nhiên. Một trong số đó là nghệ – thực sự rất tốt cho hệ thống miễn dịch. Nghệ có thành phần curcumin, giúp bảo vệ con bạn chống lại cảm lạnh, cúm,…
Cách cho trẻ ăn: Chỉ cần thêm một chút bột nghệ vào thức ăn trong khi nấu, hoặc cũng có thể thêm vào ly sữa và cho trẻ uống để chữa cảm lạnh.
10. Gà
Món ăn ngon và giàu protein này cũng là một trong những thực phẩm tăng cường miễn dịch cho trẻ. Thịt gà rất có hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng của cảm lạnh và sốt thông thường.
Cách cho trẻ ăn: Bạn có thể cho trẻ ăn thịt gà dưới dạng cà ri, súp, bánh mì hoặc thậm chí là ở dạng nướng.
11. Sữa chua
Sữa chua có chứa men vi sinh – là những vi khuẩn tốt có lợi cho đường ruột. Chúng có thể làm giảm các trường hợp tiêu chảy và thậm chí giảm nguy cơ bị cảm lạnh và nhiễm trùng tai. Ngoài sữa chua là dạng probiotic được tin dùng, bạn cũng có thể thử các loại thực phẩm tương tự tốt cho hệ miễn dịch như bơ sữa (buttermilk). Dần dần giới thiệu những thực phẩm này trong chế độ ăn của trẻ để con có thời gian làm quen và yêu thích.
Cách cho trẻ ăn: Sữa chua có thể ăn kèm với thức ăn thông thường hoặc trộn thành các công thức khác nhau cho trẻ em như sinh tố và salad.
12. Trứng
Trứng là một loại thực phẩm hoàn chỉnh. Là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D tự nhiên, trứng giúp tăng miễn dịch cho trẻ em. Tuy nhiên, một số trẻ bị dị ứng với lòng trắng trứng và/ hoặc lòng đỏ trứng, vì vậy, chỉ cho trẻ ăn trứng khi đã được ít nhất 1 tuổi.
Cách cho trẻ ăn: Bạn có thể cho con trứng luộc chín và tán nhuyễn hoặc cắt nhỏ. Bé có thể ăn trứng không hoặc trộn với thức ăn thông thường.
13. Bông cải xanh
Chứa nhiều Vitamin C và K, bông cải xanh là một trong những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mới biết đi. Độ tuổi thích hợp để cho trẻ ăn bông cải xanh là khi trẻ được 8 – 10 tháng tuổi để tránh bị đầy hơi quá sớm.
Cách cho trẻ ăn: Nếu con bạn không thích bông cải xanh, bạn có thể nấu súp kem với nguyên liệu này kết hợp pho mát, hoặc làm một chiếc bánh mì bông cải xanh ngon tuyệt.
14. Đậu lăng
Đậu lăng giàu chất sắt có thể được thêm vào danh sách thực phẩm tăng cường miễn dịch cho trẻ. Món này cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của cảm lạnh và cúm. Trong trường hợp trẻ đang bị nhiễm trùng, bạn có thể thêm đậu lăng vào chế độ ăn cho bé.
Cách cho trẻ ăn: Hầu hết trẻ mới biết đi sẽ chịu ăn đậu lăng. Nhưng nếu bé có vẻ không thích, bạn có thể thêm cà rốt, củ dền thái hạt lựu, ngô để tạo màu sắc sống động bắt mắt, kích thích bé ăn. Một cách khác để chế biến món đậu lăng là trộn với ít cà chua.
15. Bí ngô
Bí ngô nghiền với cơm là món mà hầu hết trẻ mới biết đi đều dễ dàng ăn được. Bí ngô giàu vitamin A, C, E cũng như canxi, kali và folate.
Cách cho trẻ ăn: Nấu súp bí đỏ.
16. Một số lời khuyên để tăng miễn dịch cho trẻ em
Ngoài việc kết hợp các loại thực phẩm trên trong chế độ ăn uống của trẻ, bạn nên ghi nhớ những lời khuyên sau để tăng cường sức mạnh miễn dịch cho con:
- Đảm bảo con bạn ngủ đủ giấc. Chính trong khi ngủ, cơ thể trẻ sẽ xây dựng khả năng miễn dịch mạnh mẽ hơn.
- Tránh thức ăn nhiều đường như bánh ngọt và bánh quy và cả nước trái cây đóng gói. Quá nhiều đường có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch.
- Tránh để con bị căng thẳng bằng cách tạo môi trường yên tĩnh ở nhà, cũng như cho con thực hiện nhiều bài tập thể dục. Căng thẳng nếu không được kiểm soát có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch.
- Nếu con vẫn thường xuyên ốm mặc dù đã thực hiện những thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống, hãy nhờ người tư vấn giới thiệu các chất bổ sung tăng cường miễn dịch tốt cho trẻ em.
Cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?
Vai trò của kẽm – Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Hãy thường xuyên truy cập website .com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: webmd.com, parenting.firstcry.com, healthline.com
- Thiếu máu não nên ăn gì? Lời khuyên từ người tư vấn
- Thành phần dinh dưỡng của rau ngót
- Bột ngọt làm từ gì?
Thông tin Kuchen Việt Nam
- Tác dụng của quả nhân sâm Hàn Quốc đối với việc giảm sắc tố da và chống lão hóa thông qua kích hoạt FoxO3a
- Chia sẻ cách xay cua bằng máy xay đa năng cực nhanh tại nhà – Kuchen sưu tầm
- Thực phẩm giúp làm chậm quá trình lão hóa da
- Khuyến mãi dành cho đối tác trong 30 ngày ký quỹ
- Thực phẩm nguyên hạt có thể làm giảm huyết áp?
- Folate (vitamin B9) là gì? Tác dụng và liều dùng Folate với cơ thể