Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Hải Phòng.
Không dung nạp thực phẩm, còn được gọi là quá mẫn với thức ăn không qua trung gian IgE hoặc quá mẫn với thức ăn không phải dị ứng, là tình trạng khi bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một số loại thức ăn. Điều quan trọng cần lưu ý là không dung nạp khác hoàn toàn với dị ứng thực phẩm. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng không dung nạp thực phẩm này là gì?
1. Không dung nạp thực phẩm là gì?
Nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm “không dung nạp thực phẩm” và dị ứng thực phẩm. Không dung nạp thức ăn, hoặc nhạy cảm với thức ăn xảy ra khi một người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa một loại thức ăn cụ thể. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi trong ruột, đau bụng hoặc tiêu chảy.
Dị ứng thực phẩm kích hoạt hệ thống miễn dịch, trong khi không dung nạp thực phẩm thì không. Một số người gặp vấn đề về tiêu hóa sau khi ăn một số loại thức ăn, mặc dù hệ thống miễn dịch của họ chưa phản ứng – không có phản ứng histamine. Những thực phẩm liên quan đến chứng không dung nạp thức ăn bao gồm các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc có chứa gluten và thực phẩm gây tích tụ khí đường ruột như đậu và bắp cải.
XEM THÊM: Dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm khác nhau thế nào?
2. Nguyên nhân gây tình trạng không dung nạp thực phẩm
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng không dung nạp thực phẩm, bao gồm:
- Thiếu một loại enzyme: Enzyme là chất cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Nếu một số enzyme bị thiếu hoặc không đủ, quá trình tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Gần như tất cả các loại thực phẩm đều cần một loại enzyme để giúp tiêu hóa tốt. Sự thiếu hụt enzym là nguyên nhân phổ biến của chứng không dung nạp thực phẩm. Những người không dung nạp lactose không có đủ lactase, một loại enzym chuyển hóa đường sữa (lactose) thành các phân tử nhỏ hơn mà cơ thể có thể hấp thụ qua ruột. Nếu lactose vẫn còn trong đường tiêu hóa, nó có thể gây co thắt, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Những người bị dị ứng protein sữa có các triệu chứng tương tự như những người không dung nạp lactose; đó là lý do tại sao không dung nạp lactose thường bị chẩn đoán nhầm với dị ứng lactose.
- Nguyên nhân hóa học gây ra chứng không dung nạp thực phẩm: Một số hóa chất trong thực phẩm và đồ uống có thể gây ra chứng không dung nạp, bao gồm các amin trong một số loại pho mát và caffeine trong cà phê, trà và socola. Một số người nhạy cảm với những hóa chất này hơn những người khác.
- Ngộ độc thực phẩm: Một số thực phẩm có các hóa chất tự nhiên có thể gây độc cho con người, gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Đậu chưa nấu chín có chứa aflatoxins có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đậu nấu chín hoàn toàn không chứa chất độc này. Do đó, nhiều người có thể thắc mắc tại sao họ lại có phản ứng tiêu hóa kém với đậu sau bữa ăn mà không phải với món khác.
- Sự xuất hiện tự nhiên của histamine trong một số thực phẩm: Một vài loại thực phẩm như cá không được bảo quản đúng cách có thể tích tụ histamin khi chúng bị thối rữa. Một số người đặc biệt nhạy cảm với histamine tự nhiên này và phát ban trên da, chuột rút ở bụng, tiêu chảy, nôn mửa và buồn nôn.
- Salicylat có trong nhiều loại thực phẩm: Không dung nạp salicylate, còn được gọi là nhạy cảm với salicylate, xảy ra khi ai đó phản ứng với lượng salicylate ăn vào bình thường. Salicylate là các dẫn xuất của axit salicylic, xuất hiện tự nhiên trong thực vật như một cơ chế bảo vệ chống lại vi khuẩn, nấm, côn trùng và bệnh có hại. Các chất hóa học này được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và hầu hết mọi người có thể tiêu thụ thực phẩm chứa salicylate mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, một số người bị các triệu chứng khó tiêu sau khi ăn một lượng lớn. Những người không dung nạp salicylate nên tránh thực phẩm chứa hàm lượng cao chất này. Salicylate có trong hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, bao gồm phần lớn trái cây và rau quả, gia vị, thảo mộc, trà và các chất phụ gia tạo hương vị. Hương liệu bạc hà, nước sốt cà chua, quả mọng và trái cây họ cam quýt có hàm lượng đặc biệt cao. Thực phẩm chế biến với các chất phụ gia tạo hương vị cũng thường có hàm lượng salicylat cao.
Một số loại thực phẩm không dung nạp phổ biến là: đường lactose, lúa mì, gluten, caffeine, histamin có trong nấm, dưa chua và thực phẩm chữa bệnh, phụ gia như chất làm ngọt nhân tạo, phẩm màu hoặc hương liệu khác.
Một số người gặp phản ứng sau khi ăn bánh mì, nhưng điều này không chắc chắn cho thấy bạn mắc chứng không dung nạp gluten. Bất kỳ ai nghi ngờ mình có thể mắc không dung nạp gluten nên đến gặp người tư vấn trước khi từ bỏ gluten, vì ngũ cốc là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.
XEM THÊM: Dị ứng và không dung nạp thực phẩm là gì?
3. Triệu chứng của không dung nạp thực phẩm
Có thể khó xác định bệnh nhân bị dị ứng hay không dung nạp thực phẩm vì các dấu hiệu và triệu chứng thường trùng lặp. Khi bị dị ứng, ngay cả một lượng nhỏ cũng dẫn đến các triệu chứng, như trường hợp của dị ứng đậu phộng.
Trong khi đó, với tình trạng không dung nạp thực phẩm, một lượng nhỏ thường sẽ không gây ra tác dụng. So với dị ứng thực phẩm các triệu chứng không dung nạp thực phẩm thường mất nhiều thời gian hơn để xuất hiện. Khởi phát thường xảy ra vài giờ sau khi ăn và có thể tồn tại trong vài giờ hoặc vài ngày.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể mất 48 giờ để xuất hiện. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất của chứng không dung nạp thực phẩm:
- Đầy hơi
- Đau nửa đầu
- Đau đầu
- Ho
- Chảy nước mũi
- Đau bụng
- Co thắt bụng
- Nổi mề đay.
4. Điều trị chứng không dung nạp thực phẩm
Để chẩn đoán, người tư vấn sẽ hỏi về tiền sử bệnh, các loại thực phẩm bạn ăn, các triệu chứng và có thể đề xuất một số xét nghiệm sàng lọc. Bạn cũng có thể cần phải ghi nhật ký thực phẩm và các triệu chứng chi tiết.
Bác sĩ có thể đề xuất một chế độ ăn kiêng: Bạn sẽ ngừng ăn các loại thực phẩm là tác nhân gây không dung nạp phổ biến nhất. Khi những thực phẩm này được đưa trở lại từ từ trong chế độ ăn uống của bạn, người tư vấn sẽ theo dõi các triệu chứng của bạn để có thể biết bạn nhạy cảm với thực phẩm hoặc phụ gia nào. Không dung nạp lactose là tình trạng rất phổ biến. Để xem liệu bạn có mắc chứng bệnh này hay không, người tư vấn có thể yêu cầu bạn loại bỏ sữa ra khỏi chế độ ăn trong vài tuần để xem liệu bạn có cảm thấy tốt hơn không.
Để đăng ký tư vấn tại Droppii, Quý khách vui lòng bấm số
0903613813
hoặc đăng ký tư vấn trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đăng ký tư vấn tự động trên ứng dụng Droppii để quản lý, theo dõi đơn và đặt đơn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, medicalnewstoday.com
- Nguyên nhân nào gây ra phân có mùi hôi?
- Hay bị sôi bụng có phải bệnh đại tràng?
- Tìm hiểu về tình trạng không dung nạp các thực phẩm chứa Salicylat, amin, FODMAP, Sulfite
Thông tin Kuchen Việt Nam
- Tác dụng của quả nhân sâm Hàn Quốc đối với việc giảm sắc tố da và chống lão hóa thông qua kích hoạt FoxO3a
- 12 loại thực phẩm khiến bạn mau đói
- 19 thực phẩm tốt nhất giúp tiêu hóa tốt hơn
- 5 mẹo chọn thực phẩm giàu protein lành mạnh
- Ăn gì để hết mụn trứng cá? Lựa chọn thực phẩm tốt và loại bỏ thực phẩm xấu
- Khuyến mãi TH Health khởi động 90 ngày tốc chiến