Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, vấn đề làm sao đủ sữa cho con bú luôn được các bà mẹ quan tâm. Đặc biệt, trong chế độ ăn uống, có một số loại thức ăn làm mất sữa mẹ mà chị em cần tránh để tạo đủ sữa cho con. Vậy những thực phẩm nào có thể làm mất đi nguồn sữa quý giá?
1. Đồ ăn gì mất sữa?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất đối với trẻ trong những năm tháng đầu đời. Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn tới khả năng tiết sữa và chất lượng nguồn sữa mẹ. Để có đủ sữa cho con bú và giúp bé phát triển toàn diện, các bà mẹ nên tránh những thực phẩm và đồ uống sau:
- Lá lốt: Là một trong những thức ăn làm mất sữa mẹ hàng đầu. Chỉ 1 – 2 miếng nhỏ lá lốt có thể khiến phụ nữ không còn sữa cho con bú;
- Măng: Có chứa chất HCN gây độc hại cho cơ thể người. Độc tố này tuy dễ dàng hòa tan trong nước, bay hơi ở nhiệt độ cao khi chế biến nhưng để tốt cho con, tránh nguy cơ mất sữa thì các bà mẹ không nên ăn măng tươi;
- Rau bắp cải: Tuy rau bắp cải là loại thực phẩm lành mạnh và có nhiều dưỡng chất nhưng các bà mẹ cho con bú không nên ăn nhiều vì nó có thể dẫn đến tình trạng mất sữa;
- Rau mùi tây: Là loại rau thơm có thể gây mất sữa và làm giảm khả năng tiết sữa. Vì vậy, trong quá trình chế biến thức ăn cho bà mẹ nuôi con bú, không nên cho rau mùi tây vào đồ ăn để tránh gây ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ;
- Rau bạc hà: Một lượng nhỏ lá bạc hà có thể không gây ảnh hưởng nhưng nếu thường xuyên ăn những thực phẩm có thành phần chiết xuất từ lá bạc hà như kẹo bạc hà, trà bạc hà, thuốc ho tinh dầu bạc hà,… thì có thể làm giảm lượng sữa một cách rõ rệt, thậm chí gây mất sữa;
- Thực phẩm cay nóng và tỏi: Người mẹ đang cho con bú nếu ăn thức ăn cay nóng thì em bé có thể quấy khóc nhiều hơn hoặc bị tiêu chảy, nổi mẩn,… Nguyên nhân vì các thành phần có trong thực phẩm cay như ớt có thể gây kích ứng ở trẻ sơ sinh. Tỏi là loại gia vị cay và có mùi hăng khó chịu, có thể gây mùi trong sữa và khiến bé không muốn bú mẹ;
- Mì tôm: Với loại mì tôm có thành phần là lúa mạch thì có thể gây mất sữa. Trường hợp người mẹ ăn loại mì không có thành phần lúa mạch thì việc ăn quá nhiều mì tôm sẽ gây thiếu dinh dưỡng, dẫn tới mất sữa;
- Trà và cà phê: Là 2 loại đồ uống có chứa caffeine mà các bà mẹ không nên sử dụng. Nguyên nhân vì lạm dụng đồ uống có chứa caffeine có thể khiến cơ thể bị mất nước, gây ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ được tiết ra. Bên cạnh đó, em bé cũng có thể hấp thụ một lượng caffeine từ việc bú sữa mẹ, gây rối loạn giấc ngủ và quấy khóc;
- Rượu, bia: Làm ức chế khả năng tiết sữa, thậm chí gây mất sữa. Ngoài ra, rượu còn có thể đi vào sữa, khiến bé có nguy cơ bị chậm phát triển.
XEM THÊM: Rau nào ăn vào mất sữa?
2. Các nguyên nhân khác gây mất sữa
Ngoài việc tiêu thụ thức ăn làm mất sữa mẹ, một số trường hợp cũng bị giảm sản xuất hoặc thậm chí mất sữa hoàn toàn vì:
- Sử dụng thuốc: Những phụ nữ đang trong thời gian cho con bú cần dùng thuốc chữa bệnh thì phải lưu ý tới thành phần có trong thuốc. Một số loại thuốc được tư vấn dị ứng, thuốc thông mũi, thuốc lợi tiểu,… có thành phần là Pseudoephedrine có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa mẹ, đồng thời làm giảm khả năng tiết sữa;
- Băng huyết sau sinh: Có thể gây ảnh hưởng tới thời điểm sữa về và lượng sữa mẹ tiết ra;
- Suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém: Có thể cản trở tới việc sản xuất sữa. Vì tuyến giáp giúp điều hòa 2 hormone prolactin và oxytocin liên quan tới việc cho con bú, nên nếu nhận thấy không đủ sữa cho con bú thì người mẹ nên đi kiểm tra tuyến giáp;
- Sử dụng thuốc ngừa thai: Một số phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố, đặc biệt là các loại thuốc có chứa estrogen có thể làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra;
- Chất độc môi trường: Môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ tiết ra. Môi trường nhiều chất độc cũng có thể làm giảm lượng sữa hoặc mất sữa;
- Vấn đề sinh sản tiềm ẩn: Những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có mô vú kém phát triển, làm thiếu hụt lượng sữa mẹ cho bé bú;
- Quay trở lại làm việc: Với những bà mẹ quay lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản, thông thường lượng sữa tiết ra sẽ giảm dần. Nguyên nhân do sữa mẹ được sản xuất trên cơ sở cung – cầu, khi không cho bé bú thường xuyên như thời điểm ở nhà chăm con thì lượng sữa sẽ ít đi. Ngoài ra, sự căng thẳng gia tăng khi làm việc trở lại cũng làm ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ;
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khá như do căng thẳng tâm lý, thiếu máu, mang thai lần nữa, hút thuốc lá,…
Xem thêm: Sau sinh con ăn rau gì nhiều sữa?
Nếu bị mất sữa do những nguyên nhân trên, phụ nữ có thể cải thiện khả năng sản xuất sữa mẹ của mình bằng cách giải quyết các vấn đề trên. Đó là chú ý chăm sóc bản thân, giảm căng thẳng, cho con bú hoặc hút sữa thường xuyên hơn, tránh những loại thức ăn làm mất sữa mẹ,…
Theo quan điểm phương Tây việc kiêng cữ ăn uống sau sinh không quá quan trọng, miễn là đủ sức khỏe để cung cấp sữa nuôi con. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống Á Đông, việc kiêng ăn một số món sẽ giữ chất lượng sữa đảm bảo và không ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, nhất là với những mẹ có thể trạng không tốt, cơ thể mất cân bằng âm dương, hoặc quá nhiệt hoặc quá hàn.
Trong giai đoạn sau sinh – nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng tốt giúp bà mẹ có đủ sữa nuôi con. Vì vậy, bà mẹ sau sinh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với việc vận động, nghỉ ngơi khoa học và có tâm lý thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh một số loại thực phẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, tiết sữa để đảm bảo lượng sữa đủ cho bé.
Để đăng ký tư vấn tại Droppii, Quý khách vui lòng bấm số
0903613813
hoặc đăng ký tư vấn trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đăng ký tư vấn tự động trên ứng dụng Droppii để quản lý, theo dõi đơn và đặt đơn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: parents.com, medela.us, verywellfamily.com
- Các loại thuốc làm mất sữa
- Làm cách nào để giảm bớt nếu bầu vú quá căng sữa?
- Bao lâu bạn nên hút sữa 1 lần? Vì sao massage trước khi hút sữa?
Thông tin Kuchen Việt Nam
- Tác dụng của quả nhân sâm Hàn Quốc đối với việc giảm sắc tố da và chống lão hóa thông qua kích hoạt FoxO3a
- Khuyến mãi Trung Nhân tháng 5: đông trùng hạ thảo và mật ong tây bắc
- 12 thực phẩm giàu Omega 3
- Folate (vitamin B9) là gì? Tác dụng và liều dùng Folate với cơ thể
- Những thực phẩm trẻ sơ sinh cần tránh
- Các quy định về dán nhãn thực phẩm