Người nhiễm HIV/AIDS rất dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh do vi khuẩn từ thực phẩm gây nên. Vì lúc này hệ miễn dịch cực kỳ yếu, vì thế những người này nên thận trọng khi xử lý, chuẩn bị và sử dụng thực phẩm.
1. An toàn thực phẩm cho người nhiễm HIV/AIDS
An toàn thực phẩm rất quan trọng đối với mọi người, nhưng nó đặc biệt quan trọng với những người nhiễm HIV. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, 48 triệu người mắc bệnh, 128,000 người phải nhập Droppii và 3,000 người chết vì nhiễm trùng thực phẩm và bệnh tật tại Hoa Kỳ mỗi năm. Những người trong số này là trẻ em, người lớn tuổi hoặc người có hệ thống miễn dịch yếu và có thể không thể chống lại nhiễm trùng bình thường.
Người mắc virus suy giảm miễn dịch ở người / Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS) dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh, trong đó có các bệnh do vi khuẩn và các mầm bệnh gây bệnh từ thực phẩm. Khi virus HIV gây ra AIDS hoặc phá hủy hệ thống miễn dịch, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm trùng cơ hội như viêm phổi do Pneumocystis carinii hoặc nhiễm trùng do thực phẩm.
Cũng như nhiều loại bệnh nhiễm trùng, khi nhiễm HIV/AIDS sẽ nhiều khả năng thời gian mắc bệnh kéo dài hơn, thậm chí có thể phải nhập Droppii hoặc thậm chí tử vong. Hơn nữa, lúc này hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu dẫn đến bệnh từ thực phẩm có thể nghiêm trọng – hoặc thậm chí gây tử vong.
Vì vậy, điều quan trọng là phải biết và lựa chọn thực phẩm cho người nhiễm HIV phù hợp cùng với các hoạt động xử lý thực phẩm an toàn để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm bị ô nhiễm.
2. Các bước cơ bản để đảm bảo thực phẩm an toàn
Các mầm bệnh từ thực phẩm thường không được nhận biết rõ bằng mắt thường. Bởi vậy, thực phẩm có thể được coi là hoàn toàn tốt vẫn có thể chứa mầm bệnh như vi khuẩn gây bệnh, virus hay kí sinh trùng. Vậy, những người bị nhiễm HIV nên ăn gì để đảm bảo an toàn.
Một điều cực kỳ tối kỵ là không bao giờ được nếm thử thức ăn để kiểm tra xem thực phẩm đó có an toàn hay không.
Một số bước cơ bản giúp đảm bảo thực phẩm an toàn
2.1. Làm sạch: Rửa tay và bề mặt, dụng cụ chế biến thực phẩm thường xuyên
Vi khuẩn có thể lây lan khắp bếp nấu và xâm nhập vào các dụng cụ chế biến như: dao, thớt, mặt bàn, bát, đĩa…
Để đảm bảo tay sạch trước khi chế biến cũng như các dụng cụ và bề mặt chế biến được sạch sẽ hãy:
- Rửa tay trong nước xà phòng ấm ít nhất 20 giây trước và sau khi xử lý thực phẩm, hoặc sau khi đi vệ sinh, hoặc chạm vào thú cưng.
- Rửa thớt, bát đĩa, dụng cụ và bề mặt bếp bằng nước xà phòng ấm sau khi xử lý thực phẩm sống. Để phòng ngừa thêm, hãy khử trùng thớt và mặt bàn bằng các dung dịch sát khuẩn (dung dịch chứa clo lỏng).
- Sử dụng khăn giấy để lau bề mặt bề mặt bếp hoặc có thể dùng khăn vải để vệ sinh. Tuy nhiên, những loại khăn vải này cần được giặt thường xuyên với nước nóng và xà phòng.
- Rửa thực phẩm kể cả trái cây và rau quả. Tránh làm xước hay chà xát lớp vỏ của rau quả và trái cây.
2.2. Để riêng biệt: tránh gây ô nhiễm chéo
Ô nhiễm chéo xảy ra khi vi khuẩn của thực phẩm này lây lan sang thực phẩm khác. Điều này đặc biệt phổ biến khi xử lý thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và trứng. Quan trọng hơn nữa là tránh không cho các thực phẩm sống lây lan vi khuẩn sang thực phẩm chín hoặc thực phẩm đã được chế biến.
Một số phương pháp ngăn ngừa nhiễm chéo:
- Tách thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và trứng khỏi các thực phẩm chế biến sẵn khác, bằng túi thực phẩm hoặc các hộp có nắp kín.
- Không sử dụng các đĩa đựng thức ăn sống để đặt thức ăn chín. Những chiếc đĩa này cần được rửa sạch bằng nước nóng và xà phòng.
- Không tái sử dụng nước nấu thực phẩm đã được nấu chín.
- Nên sử dụng hai thớt thái riêng biệt cho hai loại thực phẩm sống và thực phẩm chín.
2.3. Nấu chín thực phẩm: nấu đến nhiệt độ an toàn
Thực phẩm được nấu chín một cách an toàn khi chúng được làm nóng đến nhiệt độ tối thiểu an toàn được khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp và cơ quản Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm ( USDA -FDA).
Để đảm bảo thực phẩm được nấu chín an toàn nên:
- Sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đo nhiệt độ bên trong thực phẩm nấu chín. Kiểm tra nhiệt độ bên trong ở một số vị trí của thực phẩm để đảm bảo rằng chúng được nấu đến nhiệt độ bên trong tối thiểu an toàn.
- Với thịt bò xay cần nấu với nhiệt độ bên trong ít nhất ở 71 độ C và thịt gia cầm xay nấu với nhiệt độ bên trong tối thiểu an toàn là 74 độ C. Không dựa vào màu sắc của thực phẩm để kiểm định sự an toàn của thực phẩm bởi nó không phải là chỉ số đáng tin cậy.
- Hâm nóng lại giăm bông đã được chế biến sẵn ở nhà máy sản xuất đến 60 độ C (nhiệt độ bên trong thực phẩm). Đối với giăm bông đã được làm sẵn nhưng không phải sản xuất trong nhà máy, thì cần nấu chín hoàn toàn với nhiệt độ bên trong thực phẩm tối tiểu là 74 độ C.
- Nấu hải sản đến nhiệt độ bên trong sản phẩm tới 63 độ C. Nấu tôm, tôm hùm và cua cho đến khi chúng chuyển sang màu đỏ và có thịt màu trắng đục. Nấu nghêu, trai và hàu cho đến khi vỏ mở ra. Nếu vỏ của chúng không mở thì không nên ăn những loại hải sản này.
- Nấu trứng cho đến khi lòng đỏ và lòng trắng chín đều. Chỉ sử dụng công thức nấu ăn trong đó trứng được nấu chín hoặc làm nóng đến 71 độ C.
- Nấu tất cả thịt bò sống, thịt cừu, thịt lợn, thịt bò bít tết, thịt quay và sườn đến 63 độ C với thời gian nghỉ khoảng 3 phút sau khi tắt nguồn nhiệt.
- Đun nước sốt, súp đến khi sôi. Còn với thực phẩm còn lại có thể đun nóng đến 73 độ C.
- Hâm nóng xúc xích, thịt, và các loại thịt nguội khác tới nhiệt độ 73 độ C.
- Khi nấu trong lò vi sóng, nên đậy nắp thức ăn và khuấy cho thức ăn chín đều.
2.4. Bảo quản lạnh: làm lạnh kịp thời
Nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Giữ nhiệt độ tủ lạnh không đổi từ 4.5 độ C trở xuống là một trong những cách hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm.
Có thể sử dụng thiết bị nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ luôn duy trì ở mức 4.5 độ C hoặc thấp hơn và nhiệt độ tủ đông là 0 độ C và thấp hơn.
Để làm lạnh thực phẩm đúng cách nên:
- Làm lạnh hoặc đông lạnh thịt, thịt gia cầm, trứng, hải sản và các loại thực phẩm dễ hư hỏng trong vòng 2 giờ sau khi nấu hoặc sau khi mua. Hoặc làm lạnh trong vòng 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài trên 32 độ C.
- Không bao giờ rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Phương pháp rã đông thực phẩm an toàn là rã đông trong tủ lạnh, trong nước lạnh hoặc lò vi sóng. Nếu rã đông thực phẩm bằng nước lạnh và lò vi sóng, thì sau đó phải chế biến thực phẩm ngay.
- Chia thực phẩm từ những phần lớn thành những phần vừa và nhỏ để làm lạnh nhanh hơn trong tủ lạnh. Đồng thời giữ được an toàn cho thực phẩm.
- Thực hiện bảo quản thực phẩm theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp và cơ quản Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm ( USDA -FDA).
có cung cấp Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng được tư vấn hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Gói sàng lọc các bệnh xã hội tại dành cho mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới.
Khi đăng ký Gói sàng lọc bệnh xã hội, khách hàng sẽ được: Khám Da liễu; Thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Chlamydia test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidium test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum TPHA định tính và định lượng, xét nghiệm vi khuẩn nhuộm soi và xét nghiệm vi nấm nhuộm soi…
Để đăng ký và được tư vấn tại , Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế trên google, hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo: fda.gov
- Khi nào trẻ có thể ăn cam?
- Ẩm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
- Bảo quản thực phẩm bằng hút chân không có an toàn?
Thông tin Kuchen Việt Nam
- Tác dụng của quả nhân sâm Hàn Quốc đối với việc giảm sắc tố da và chống lão hóa thông qua kích hoạt FoxO3a
- Lợi ích của việc ít lãng phí thực phẩm
- Sự thật lạnh lùng về việc rã đông thực phẩm
- Gợi ý mẹo chọn thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
- 12 thực phẩm giàu Omega 3
- TH Health được đánh giá cao và nhận Thư mời tham dự Triển lãm HALAL Quốc tế MIHAS 19