Thử nghiệm độ nhạy thực phẩm: Những điều cần biết

Đôi khi một số thực phẩm nhất định có thể gây khó chịu cho người sử dụng, bất kể đó là thực phẩm có lợi hay có hại. Từ đó gây ra các triệu chứng như đau đầu, các vấn đề tiêu hóa, đau khớp hoặc các vấn đề về da. Việc tìm ra nguyên nhân và nguồn thực phẩm gây ra những triệu chứng trên là rất khó bởi những triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện sau khi đã sử dụng thực phẩm vài tiếng.

1. Nhạy cảm với thực phẩm

3 thuật ngữ chỉ tình trạng nhạy cảm với thực phẩm phổ biến nhất bao gồm: Ngộ độc thực phẩm, nhạy cảm với thực phẩm và không dung nạp thực phẩm. Thế nhưng không phải ai cũng có nhận định đúng về các tình trạng này. Thuật ngữ ngộ độc thực phẩm được dành riêng cho các phản ứng thực phẩm có khả năng đe dọa đến tính mạng liên quan đến kháng thể immunoglobulin E (IgE) của hệ thống miễn dịch.

Ngược lại, nhạy cảm với thực phẩm và không dung nạp thực phẩm thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến người dùng cảm thấy khó chịu.

Nên đọc:  10 thực phẩm tốt cho mắt

Dưới đây là một số so sánh nhanh về sự khác nhau giữa ngộ độc, nhạy cảm và không dung nạp thực phẩm.

1

Một số so sánh nhanh về sự khác nhau giữa ngộ độc, nhạy cảm và không dung nạp thực phẩm

2. Chế độ ăn loại trừ

Chế độ ăn này yêu cầu người dùng trực tiếp ăn thử và loại trừ từng loại thực phẩm có nghi ngờ gây ra các triệu chứng. Chế độ ăn kiêng đòi hỏi sự tận tâm và cam kết lâu dài, cũng như lưu giữ kết quả cẩn thận.

Người dùng cũng cần phải biết các thành phần trong tất cả mọi loại đồ ăn, điều này làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn và áp lực. Thông thường, người dùng chỉ loại bỏ các thực phẩm có độ nhạy cảm cao như lúa mì, sữa và các loại hạt.

3. Xét nghiệm trên tế bào

Các xét nghiệm dựa trên tế bào đối với độ nhạy cảm thực phẩm bắt đầu bằng xét nghiệm độc tế bào vào những năm 1950. Thử nghiệm này đã bị cấm bởi một số tiểu bang ở Mỹ vào năm 1985 do các vấn đề với độ chính xác của kết quả.

Kể từ đó, các nhà miễn dịch học đã cải thiện và tự động hóa công nghệ thử nghiệm. Hai xét nghiệm máu dựa trên tế bào có sẵn hiện nay gồm MRT và ALCAT.

3.1 Kiểm tra MRT

Xét nghiệm MRT yêu cầu lấy mẫu máu, thường được lấy từ tĩnh mạch trên cánh tay và được thu thập bằng cách sử dụng bộ dụng cụ từ công ty có bằng sáng chế xét nghiệm.

Các tế bào bạch cầu trong mẫu máu thu nhỏ lại khi tiếp xúc với kháng nguyên thực phẩm, sẽ gây ra sự thay đổi tỷ lệ chất rắn (bạch cầu) thành chất lỏng (huyết tương) trong mẫu máu, tỷ lệ này được đo để xác định khả năng phản ứng của cơ thể với một số loại thực phẩm.

Chế độ ăn dựa trên kết quả của kiểm tra MRT được gọi là chế độ ăn LEAP. Trên thực tế, một nghiên cứu nhỏ được trình bày tại một hội thảo của Đại học Tiêu hóa Hoa Kỳ cho thấy những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) tuân theo chế độ ăn LEAP trong ít nhất một tháng đã báo cáo cải thiện 67% các vấn đề về đường ruột, như tiêu chảy.

3.2 Kiểm tra ALCAT

Kiểm tra ALCAT là tiền thân của kiểm tra MRT. ALCAT đánh giá độ nhạy cảm thực phẩm thông qua sự thay đổi kích thước của các tế bào bạch cầu khi tiếp xúc với các kháng nguyên thực phẩm riêng lẻ.

Những người mắc hội chứng IBS sau khi thay đổi chế độ ăn dựa trên kết quả của thử nghiệm này trong vòng 4 tuần đã chứng kiến sự giảm gấp đôi các triệu chứng IBS như đau bụng, đầy hơi.

Bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch cánh tay

Xét nghiệm MRT yêu cầu lấy mẫu máu, thường được lấy từ tĩnh mạch trên cánh tay và được thu thập bằng cách sử dụng bộ dụng cụ từ công ty có bằng sáng chế xét nghiệm

4. Kiểm tra trên kháng thể

Các xét nghiệm độ nhạy cảm với thực phẩm dựa trên kháng thể, đo lường việc sản xuất kháng thể immunoglobulin G (IgG) đối với thực phẩm. Loại thử nghiệm này xuất hiện trên nhiều các nghiên cứu được công bố nhưng kết quả còn hạn chế. Những nghiên cứu này cho thấy việc thay đổi chế độ ăn dựa trên kết quả xét nghiệm IgG có thể giúp cải thiện các triệu chứng ở những người mắc IBS và chứng đau nửa đầu.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khuyên mọi người không nên sử dụng cách kiểm tra này, nhiều người cho rằng kháng thể IgG chống lại thực phẩm có thể chỉ đơn giản cho thấy cơ thể đã tiếp xúc với thực phẩm mà không phản ánh độ nhạy cảm.

Xét nghiệm đốm máu là một biến thể của xét nghiệm IgG truyền thống, đòi hỏi phải có phlebotomist để lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của bệnh nhân. Tuy nhiên, độ tin cậy của phương pháp này vẫn chưa được xác minh.

5. Các loại kiểm tra khác

5.1 Kiểm tra phản ứng cơ

Còn được gọi là động lực học ứng dụng, thử nghiệm phản ứng cơ bao gồm việc cầm một lọ chứa kháng nguyên thực phẩm trong một tay trong khi mở rộng cánh tay khác song song với sàn nhà.

Người thực hiện sau đó đẩy xuống cánh tay mở rộng của bệnh nhân. Nếu cánh tay dễ dàng bị đẩy xuống, kết quả đưa ra sẽ là bệnh nhân nhạy cảm với thực phẩm đang thử nghiệm.

Trong một vài nghiên cứu được công bố về phương pháp này, đã chứng minh những gì có thể xảy ra do tình cờ và kết quả của kiểm tra này không có tác dụng phản ánh độ nhạy cảm thực phẩm.

5.2 Kiểm tra kích thích trung hòa

Trong thử nghiệm này, chiết xuất của các loại thực phẩm bị nghi ngờ gây ra phản ứng nhạy cảm được tiêm bên dưới da của bệnh nhân, điển hình là trên cánh tay. Sau 10 phút, người thực hiện sẽ kiểm tra độ sưng và tấy đỏ trên cánh tay. Nếu dầu hiện trên xảy ra, bệnh nhân được xác định nhạy cảm với loại thực phẩm đó.

Sau đó, người thực hiện có thể tiêm một liều thứ 2 cùng một loại thực phẩm nhưng với tỷ lệ loãng và yếu hơn năm lần so với liều ban đầu. Điều này trung hòa các phản ứng. Sau 10 phút. Nếu không có phản ứng trên da, liều dùng được coi là liều trung hòa. Một số trường hợp yêu cầu pha loãng nhiều lần để tìm ra liều trung hòa. Cách kiểm tra này được cho là mất thời gian và gây đau đớn cho người bệnh.

5.3 Sàng lọc điện di

Đối với hình thức này, người bệnh cầm một điện cực trong một tay. Các ống được kết nối với một máy tính có chứa tần số số hóa của các loại thực phẩm chỉ định. Người thực hiện sẽ nhấn đầu dò kết nối máy tính đến một điểm cụ thể trên tay còn lại của người bệnh. Kết quả dựa trên sức đề kháng điện trên bề mặt da với từng loại thực phẩm.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh độ chính xác và tin cậy của phương pháp này.

6. Lưu ý

Dị ứng thức ăn

Nếu bạn có thể tự xác định một số triệu chứng dị ứng thực phẩm thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm đó

Nếu người dùng có thể tự chuẩn đoán được một số triệu chứng dị ứng thực phẩm như đậu phộng. Điều nên làm là hạn chế sử dụng loại thực phẩm đó, cho dù kết quả các xét nghiệm có cho ra tương tự hay không. Việc lựa chọn cơ sở website để kiểm tra độ nhạy thực phẩm là vô cùng quan trọng để thu được kết quả đáng tin cậy và mang lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, để xác minh tính chính xác, kết quả của bất kỳ phương pháp kiểm tra độ nhạy thực phẩm nào cũng cần được kiểm tra chéo với những gì xảy ra thực tế đối với cơ thể khi tiêu thụ loại thực phẩm đó. Đồng thời khách hàng nên lưu ý rằng độ nhạy cảm với thực phẩm có thể thay đổi theo thời gian dựa trên những gì được tiêu thụ. Một thử nghiệm được thực hiện sáu tháng hoặc một năm trước có thể không còn phản ánh trạng thái hiện tại với các loại thực phẩm cụ thể. Từ đó thay đổi chế độ ăn dẫn đến các hạn chế về chế độ ăn uống không cần thiết, thiếu hụt chất dinh dưỡng và giảm chất lượng cuộc sống.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch được tư vấn đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

  • Gói sức khỏe tổng quát kim cương
  • Gói sức khỏe tổng quát Vip
  • Gói sức khỏe tổng quát đặc biệt
  • Gói sức khỏe tổng quát toàn diện
  • Gói sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn

Kết quả của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần và được tư vấn chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các khác ngay tại Bệnh Droppii với chất lượng được tư vấn và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đăng ký tư vấn tại Droppii, Quý khách vui lòng bấm số
0903613813
hoặc đăng ký tư vấn trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đăng ký tư vấn tự động trên ứng dụng Droppii để quản lý, theo dõi đơn và đặt đơn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo Healthline.com

XEM THÊM:

  • Thực phẩm phổ biến nhất dễ gây dị ứng
  • Đồ ăn vặt có gây ra sự gia tăng dị ứng thực phẩm không?
  • Làm thế nào để cho bé làm quen với đậu phộng và các chất gây dị ứng thực phẩm khác một cách an toàn

Bài viết lấy nguồn từ Vinmec

Thông tin Kuchen Việt Nam

  • Hà Nội: Số 136, đường Cổ Linh, Q. Long Biên, Hà Nội
  • Nghệ An: Kuchen Building, đại lộ Lê nin, xã Nghi Phú, Thành phố Vinh
  • HCM: Lô A1_11 đường D5, KDC Phú Nhuận, phường Phước Long B, TP Thủ Đức
  • Điện thoại hỗ trợ: 0903 613 813
  • Website: kuchenvietnam.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *