Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh, bạn có nên tạo một website bán hàng riêng không? Liệu có hiệu quả hơn không? Có thể tăng doanh số của bạn lên không? Để tránh mất tới 90% doanh thu do không có một website bán hàng chuyên nghiệp, hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây về cách tạo một website bán hàng cho những người mới bắt đầu kinh doanh.
Nhiều bạn hỏi: Mới kinh doanh có nên lập Website bán hàng không? Hay chỉ cần mở gian hàng trực tuyến trên Facebook, Zalo, Tiki hay Shopee …? Họ lo lắng rằng việc lập một website bán hàng sẽ tốn kém nhiều thời gian, công sức và chi phí nhưng có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn?
Trong lúc các bạn còn đang băn khoăn thì chúng tôi đã hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp tăng 300% doanh thu nhờ việc làm Website bán hàng để quảng cáo thị trường Online. Thay vì bạn phải ngồi ở cửa hàng/Shop và đợi khách hàng đến hỏi, sao không phải chính bạn đi tìm khách hàng bằng cách chi tiền ra thiết kế website bán hàng online để “hốt” khách hàng từ tay đối thủ?
Trước tiên để hốt được khách hàng, bạn phải có trên tay mình một website Bán Hàng online chuyên nghiệp, sản phẩm upload lên sắc nét, người mua hàng nhìn thôi đã thấy ngạc nhiên: “Woa, cửa hàng/shop/công ty này có vẻ uy tín” thế là bạn đã thu hút được 1 khách trong vòng 5s.
Bán hàng online – nên chọn website hay fanpge?
Fanpage là “kiot” và Facebook là một cái “chợ”.
Bởi
- Fanpage đang được đặt trong một “cái chợ” vô cùng sôi động, có nhiều khách hàng tập trung.
- Dù là cửa hàng lớn hay nhỏ thì cấu trúc trang Fanpage đều như nhau, không có gì khác biệt, các kiot trong chợ hoặc trung tâm thương mại cũng vậy.
- Hơn nữa fanpage chỉ có thể bán hàng, tạo các chiến dịch marketing, giao lưu khách hàng một cách tràn lan, khó tập trung thành nhóm.
- Cũng giống kiot, ưu điểm của Fanpage là: lượng khách vãng lai đông, dễ dàng xem, so sánh với nhiều bên, nó là tấm biển chỉ đường cho khách đến với cửa hàng, phù hợp với quảng cáo sản phẩm, giúp tôi tiếp cận được NHIỀU khách hàng hơn và ĐÚNG khách hàng hơn.
Website là “cửa hàng”, còn mạng xã hội giống như “thị trường offline”
- Website giống một cửa hàng offline bởi ở đó bạn có thể TRƯNG BÀY MỌI THỨ theo CÁCH BẠN MUỐN, to hay nhỏ, có bao nhiêu danh mục đều có thể tùy biến theo cách khách hàng thích.
- Khách hàng mua trên “chợ” Facebook thì chỉ là khách hàng của Facebook. Vì khi bạn không bán ở Facebook nữa, rất nhiều khả năng họ sẽ mua sản phẩm khác tương tự. Tuy nhiên khách đến web, cũng như đã đến “nhà” của bạn, họ mà hài lòng về sản phẩm dịch vụ của bạn thì khả năng trở thành khách hàng trọn đời là rất cao.
- Đơn giản có thể hiểu nếu chỉ bán hàng, thu tiền thì không cần trang web cũng được tuy nhiên nếu muốn xây dựng thương hiệu, cho khách hàng thấy điều bạn hướng đến là đem lợi ích lại cho họ, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, tác động đến tâm lý khách hàng thông qua màu sắc, font chữ, thì cần website.
Những kênh bán hàng online khác
Ngoài việc sử dụng Fanpage Facebook để bán hàng trực tuyến, với nền tảng thương mại điện tử hiện nay, bạn sẽ có thêm không ít các lựa chọn khác như: Zalo, Instagram hay mở gian hàng trên các sàn TMĐT Shopee, Tiki, Sendo, Lazada,…
Nhiều bạn cũng băn khoăn là: Các sàn TMĐT bây giờ phát triển mạnh quá, vậy website có còn lợi thế không?
Và câu trả lời: chắc chắn là: CÓ. LUÔN LUÔN LÀ CÓ
Tại sao tôi lại nói như vậy?
- Cũng giống như Facebook, khi tham gia vào những sàn giao dịch online này bạn cũng hoàn toàn phụ thuộc vào nền tảng công nghệ của họ.
- Thêm vào đó, bạn còn tốn thêm không ít phí để tạo lập và duy trì gian hàng trong áp lực cạnh tranh giữa hàng ngàn sản phẩm cùng loại của những người bán khác.
Và :
Chốt lại: Nếu bạn hỏi rằng nên lựa chọn bán hàng online bằng kênh nào giữa Website và Fanpage, các chuyên gia trong ngành đều sẽ đồng tình là Website. Nhưng trong thực tế, có rất nhiều bạn khởi nghiệp với hình thức nhỏ lẻ, bán buôn ít vốn,…vậy bạn có nên đầu tư cho website không? Câu trả lời tùy thuộc vào mục tiêu và tài chính kinh doanh của bạn. Giả sử bạn buôn bán nhỏ, thì nên bắt đầu bằng một Fanpage, sau khi đã có lượng khách nhất định và muốn xây dựng thương hiệu lâu dài bạn nên bắt tay vào làm website.
Làm thế nào để lập một Website bán hàng online chuyên nghiệp?
- Thông tin, địa chỉ liên hệ
- Hình ảnh sản phẩm
- Các hình thức thanh toán đặt hàng, vận chuyển.
- Logo nhận diện riêng.
- Cần có sự kết hợp qua lại giữa web bán hàng và các mạng xã hội như facebook, zalo, twitter,…
- Và để website tiếp cận đến người tiêu dùng hơn thì bắt buộc phải chăm sóc, chạy quảng cáo Google Ads, phải seo website đó sao cho cụ Google nhòm ngó đến và đưa website của bạn lên top tìm kiếm Google.
Tạo website bán hàng chuyên nghiệp đơn giản với Seotop
- Tiếp cận đến những vị khách tiềm năng có nhu cầu mua hàng của bạn?
- Giới thiệu và quảng bá sản phẩm kinh doanh đến hàng triệu khách hàng?
- Mở rộng thị trường và gia tăng doanh thu bán hàng nhanh chóng?
- Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng đã từng mua hàng của bạn?
Hãy yên tâm, Seotop sẽ giúp bạn thực hiện những mong muốn đó!
Hướng dẫn cách tự tạo website bán hàng
Tại sao nên dùng web bán hàng online
Với một website bán hàng, doanh nghiệp sẽ có nhiều lượng truy cập hơn và thu hút được một lượng khách hàng nhất định. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng doanh thu. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng tăng doanh thu khi xây dựng được một website bán hàng tối ưu và ấn tượng cho khách hàng.
Khi một trang web trở thành một kênh phổ biến đối với khách hàng, họ ngày càng tin tưởng và yêu thích doanh nghiệp hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi và tỷ lệ mua hàng của khách truy cập website. Đây là lợi ích quan trọng của website đối với doanh nghiệp nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng.
Website là nơi doanh nghiệp có thể lưu trữ thông tin, sản phẩm một cách rõ ràng và tiện lợi nhất. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng quản lý sản phẩm của mình thông qua các chức năng hữu ích của website. Điều này giúp hạn chế những tổn thất trong kinh doanh và hỗ trợ công việc kinh doanh một cách hiệu quả nhất có thể.
Xem thêm: Tư vấn, thiết kế giải pháp xây dựng website bán hàng trọn gói
Thiết kế web bán hàng online
2.1. Đăng ký để tạo một trang web miễn phí với Google Sites
Bước 1: Truy cập vào đường dẫn sites.google.com/new => tìm kiếm trình duyệt web bạn đang sử dụng => nhập địa chỉ email của bạn.
Bước 2: Bắt đầu tạo trang web bán hàng online miễn phí => Chọn chủ đề trong phần “Khởi động trang web mới”.
Bước 3: Trong Cài đặt => bạn có thể sử dụng Google Search Console và Google Analytics để tạo liên kết.
Bước 4: Trải nghiệm các tính năng thiết kế website hữu ích và dễ sử dụng.
Bước 5: Chọn Xuất bản để hoàn tất.
2.2. Tạo trang web bán hàng online miễn phí trên WordPress
WordPress là phần mềm mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới với hơn 60 triệu trang web đang hoạt động hiện nay.
Sử dụng WordPress giúp người dùng có thể cài đặt các plugin hoặc chủ đề cho website => cho hiệu suất tốt nhất trên front end và back end.
WordPress cung cấp nhiều tính năng để mua sắm trực tuyến (giỏ hàng) và thanh toán trực tuyến: thẻ tín dụng / thẻ ghi nợ, Ngân Lượng, Bảo Kim…
Bước 1: Cài đặt hosting và chọn tên miền
Trước khi bắt đầu xây dựng trang web của mình, trước tiên bạn cần thực hiện hai điều quan trọng:
Cài đặt hosting: Đóng vai trò trung gian thứ 3 giúp lưu trữ toàn bộ dung lượng website của bạn và cung cấp ngay khi khách hàng tìm kiếm.
Tên miền: Có thể tạo một địa chỉ riêng giúp người dùng hình dung “bạn là ai” => vd: shophoalan.vn
Bước 2: Cài đặt WordPress
=> Truy cập vào hostinger.vn => chọn icon Auto Installer => nhập WordPress trên thanh tìm kiếm => click vào phiên bản WordPress mới nhất.
Điền các thông tin cần thiết:
- URL: Là đường dẫn của trang web WordPress.
- Language: Chọn ngôn ngữ chính cho WordPress.
- Administrator Username: Tên sử dụng để đăng nhập dashboard WordPress.
- Administrator Password: Mật khẩu sử dụng để đăng nhập dashboard WordPress.
- Administrator Email: Địa chỉ Email (nên dùng email phục vụ cho công việc).
- Website Title: Tiêu đề trang web.
- Website Tagline: Câu khẩu hiệu được dùng để miêu tả chủ đề chính của trang web.
=> Nhấn nút Install.
Bước 3: Cài đặt và kích hoạt WooCommerce
Để tạo trang bán hàng WordPress chuyên nghiệp, bạn sẽ cần cài đặt các plugin WooCommerce sau:
- Sử dụng tên người dùng và mật khẩu bạn đã tạo, đăng nhập vào WordPress bằng liên kết có dạng http: // your-domain / wp-admin.
Chọn Plugins (Gói mở rộng) từ thanh menu bên trái màn hình => Nhấn nút [Add New] => Nhập “WooCommerce” vào thanh tìm kiếm => Chọn plugin WooCommerce => Nhấp vào [Install now] => Active.
Sau khi hoàn tất, bạn sẽ thấy thông báo chào mừng => Nhấn Let’s Go để tích hợp plugin vào trang web của bạn. Trước khi sử dụng WooCommerce, bạn cần điền vào các yếu tố cơ bản với thông tin bắt buộc:
- Thiết lập trang: WooCommerce sẽ gửi cho bạn một thông báo yêu cầu bạn tạo một trang chính cho tài khoản, giỏ hàng, cửa hàng, thanh toán, v.v.
=> Nhấp vào nút Continue. - Vị trí cửa hàng: Bạn cần đặt vị trí cửa hàng, chiều dài sản phẩm, các đơn vị được sử dụng cho trọng lượng, đơn vị tiền tệ, v.v. => Continue.
- Vận chuyển và Thuế (Shipping and Tax): Bạn đã thiết lập cấu hình vận chuyển và thuế => Continue.
- Thanh toán: Chọn phương thức thanh toán phù hợp => Bấm Continue. => Khi bạn đã hoàn thành các bước trên => Nhấp vào Create your first product và bạn có thể bắt đầu sử dụng WooCommerce.
Bước 4: Đưa sản phẩm vào website bán hàng online
Đầu tiên, bạn chọn Products => nhấp vào nút Add Product / Create your first product!
- Product category (Loại sản phẩm): Bạn có thể tìm kiếm và chọn loại sản phẩm phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình. Đặc biệt, cho phép người dùng tạo nhiều categories trên cùng một trang.
- Attributes (Thuộc tính của sản phẩm): Chất liệu, màu sắc, kích thước – là những thuộc tính quan trọng đối với một sản phẩm. Bạn có thể setup cho từng loại hoặc áp dụng cho tất cả sản phẩm được tải lên.
- Product Types (Tùy chọn về sản phẩm): Một vài tùy chọn sản phẩm phổ biến bạn có thể tham khảo: simple, virtual, grouped, variable,…
Bước 5: Cài đặt giao diện cho website bán hàng online
Trong WooCommerce. Bạn có thể cài đặt mặc định bất kỳ giao diện có sẵn nào của WordPress. Hoặc để giao diện trang ấn tượng và thu hút người dùng truy cập hơn, bạn hãy sử dụng theme đặc biệt được WooCommerce cung cấp.
Có thể ban đầu bạn sẽ gặp khó khăn với việc tự xây dựng website nhưng đừng lo, bạn có thể xem hướng dẫn tại nhiều nguồn để việc thực hiện dễ dàng hơn. Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
- Khởi nghiệp dễ dàng với Droppii – Kinh doanh online không cần vốn, không nhập hàng, không giao hàng
- Các Bước Để Trở Thành Đối Tác Bán Hàng Trên Droppii – Tuyển dụng Droppii
Thông tin về Droppii
Thành lập năm 2018 tại Việt Nam, Droppii có các giải pháp dành cho doanh nghiệp bao gồm: hệ thống sản phẩm tư vấn đa dạng, giải pháp Marketing thông minh, công nghệ hỗ trợ việc quản lý đơn hàng, hệ thống kho bãi và vận chuyển. Đến nay Droppii đã thu hút gần 100.000 đối tác phát triển có kỹ năng và kinh nghiệm phân phối hơn 135.000 SKU mỗi tháng. Với các danh mục đa dạng bao gồm: Sức khỏe, Làm đẹp, Gia dụng và Thời trang,… Droppii đã và đang mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm hoàn chỉnh, dễ dàng, an toàn và tiếp tục thu hút sự chú ý của người dùng mới cũng như mở rộng phạm vi sản phẩm.
- Tác dụng của quả nhân sâm Hàn Quốc đối với việc giảm sắc tố da và chống lão hóa thông qua kích hoạt FoxO3a
- An toàn thực phẩm cho người nhiễm HIV / AIDS
- 10 thực phẩm bổ não tốt nhất cho trẻ em
- Thực phẩm tốt cho nam giới
- Các thực phẩm giàu vitamin K nhất
- Droppii ra mắt Không gian làm việc số trên GapoWork